Chuyên ngành đào tạo của Khoa Điện - điện tử

 

Thu gọn Mở rộng

1.        Điện công nghiệp (Nghề trọng điểm Quốc tế chuyển giao từ CHLB Đức) 

1.1.      Tổng quan

Trong đời sống xã hội hiện đại, nguồn năng lượng điện vẫn chiếm một vai trò hết sức quan trọng và cần thiết đối với đời sống con người. Nghề Điện Công Nghiệp giữ vai trò ổn định và phát triển hệ thống truyền tải điện phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, dân sinh. Các kỹ sư Điện công nghiệp thực hiện các công việc trên thiết bị điện dân dụng và công nghiệp đạt yêu cầu về tiêu chuẩn và an toàn như: Lắp đặt và đấu nối các hệ thống truyền dẫn tín hiệu công nghiệp; lắp đặt, đấu nối, lập trình và vận hành thiết bị lập trình LPC; lắp đặt, đấu nối, lập trình và vận hành thiết bị lập trình vi điều khiển; lắp đặt và kiểm tra các thiết bị điều hòa không khí; lắp đặt và kiểm tra thiết bị điều khiển điện – khí nén; vận hành và bảo dưỡng thiết bị điện công nghiệp.

Để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế là một trong số ít những cơ sở đào tạo được Bộ LĐTB&XH lựa chọn triển khai mô hình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế với trang thiết bị được đầu tư trọng điểm đồng bộ theo tiêu chuẩn Điện Công nghiệp của CHLB Đức. Trong thời gian qua, trường đã nỗ lực tiếp cận và tham gia vào các khóa đào tạo giảng viên, nâng cấp, đổi mới trang thiết bị, đổi mới phương pháp giảng dạy theo tiêu chuẩn tiên tiến để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế của CHLB Đức.

1.2.      Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp được thiết kế nhằm đào tạo các cử nhân cao đẳng có đủ kiến thức và năng lực phục vụ cho nhu cầu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, đời sống về lĩnh vực Điện công nghiệp. Sau thời gian đào tạo 3 năm sinh viên có thể đạt được các kỹ năng:

-      Lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các loại thiết bị điện, khí cụ điện, mạch điện công nghiệp tại các nhà máy, xí nghiệp.

-      Vận hành và bảo trì các hệ thống phân phối điện năng mạng hạ áp, hệ thống chống sét và nối đất, hệ thống bảo vệ an ninh, an toàn điện;

-      Vận hành và bảo trì hệ thống điều khiển tự động công nghiệp, các hệ thống dịch vụ và công cộng, hệ thống PLC, vi xử lý;

-      Làm việc độc lập và hợp tác nhóm.

1.3.      Chuẩn đầu ra (kỹ năng đạt được sau khi tốt nghiệp)

-      Đạt được kiến thức liên quan lĩnh vực điện, điện tử theo chuẩn quốc tế với chương trình đào tạo được chuyên giao từ CHLB Đức;

-      Đạt được kỹ năng nghề liên quan lĩnh vực điện, điện tử theo chuẩn quốc tế với chương trình đào tạo được chuyên giao từ CHLB Đức;

-      Có tác phong công nghiệp, thực hiện 5S, an toàn và vệ sinh lao động;

-      Tham gia vào thị trường lao động tại Việt Nam và các nước trên thế giới.

1.4.      Vị trí việc làm

-      Kỹ thuật viên cao đẳng có trình độ cao tại các công ty, xí nghiệp công nghiệp, nhà máy thuộc lĩnh vực điện công nghiệp tại Việt Nam.

-      Kỹ thuật viên cao đẳng có trình độ cao tại các công ty, xí nghiệp công nghiệp, nhà máy thuộc lĩnh vực điện công nghiệp của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

-      Kỹ thuật viên cao đẳng có trình độ cao tại các công ty, xí nghiệp công nghiệp, nhà máy thuộc lĩnh vực điện công nghiệp tại các nước trên thế giới.

2.        Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (Chuẩn KOSEN của Nhật Bản)

2.1.      Tổng quan

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, đất nước ta đang bước vào giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, bất cứ ngành nghề kỹ thuật nào cũng liên quan đến lĩnh vực điện, điện tử. Phải khẳng định rằng, lĩnh vực điện, điện tử có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất của tất cả các ngành kinh tế. Đây là cơ sở để khẳng định ngành điện, điện tử không những cần lao động mà còn cần rất nhiều lao động có trình độ kỹ thuật cao có thể đáp ứng được quy mô và tốc độ gia tăng này. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, ngành này luôn có thu nhập cao và không bao giờ sợ thất nghiệp trong hiện tại và cả tương lai.

Để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế là một trong số ít những cơ sở đào tạo được Bộ Công Thương lựa chọn triển khai mô hình đào tạo theo tiêu chuẩn của KOSEN của Nhật Bản. Trong thời gian qua, trường đã nỗ lực tiếp cận và tham gia vào các khóa đào tạo giảng viên, nâng cấp, đổi mới trang thiết bị, đổi mới phương pháp giảng dạy theo tiêu chuẩn tiên tiến để đáp ứng tiêu chuẩn KOSEN của Nhật Bản.

2.2.      Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuât điện, điện tử thiết kế nhằm đào tạo các cử nhân cao đẳng có đủ kiến thức và năng lực phục vụ cho nhu cầu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, đời sống về lĩnh vực điện, điện tử. Sau thời gian đào tạo 3 năm sinh viên có thể đạt được các kỹ năng:

-      Thí nghiệm, phân tích, đánh giá các loại mạch điện, điện tử trong công nghiệp và dân dụng.

-      Lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các loại thiết bị điện, khí cụ điện, mạch điện, điện tử trong công nghiệp và dân dụng.

-      Vận hành và bảo trì các hệ thống phân phối điện năng mạng hạ áp, hệ thống chống sét và nối đất, hệ thống bảo vệ an ninh, an toàn điện;

-      Vận hành và bảo trì hệ thống điều khiển tự động công nghiệp vừa và nhỏ, các hệ thống dịch vụ và công cộng, hệ thống PLC, vi xử lý;

-      Làm việc độc lập và hợp tác nhóm.

2.3.      Chuẩn đầu ra (kỹ năng đạt được sau khi tốt nghiệp)

-      Đạt được kiến thức liên quan lĩnh vực điện, điện tử theo chuẩn KOSEN của Nhật Bản;

-      Đạt được kỹ năng nghề liên quan lĩnh vực điện, điện tử theo chuẩn KOSEN của Nhật Bản;

-      Có tác phong công nghiệp, thực hiện 5S, an toàn và vệ sinh lao động;

-      Chuẩn đầu ra được Việt Nam và đặc biệt Nhật Bản công nhận.

2.4.      Vị trí việc làm

Sau khi tốt nghiệp ngành sinh viên có khả năng đảm nhận ứng với các vị trí:

-      Kỹ thuật viên cao đẳng có trình độ cao tại các công ty, xí nghiệp công nghiệp, nhà máy thuộc lĩnh vực điện, điện tử tại Việt Nam.

-      Kỹ thuật viên cao đẳng có trình độ cao tại các công ty, xí nghiệp công nghiệp, nhà máy thuộc lĩnh vực điện, điện tử của Nhật Bản tại Việt Nam.

-      Kỹ thuật viên cao đẳng có trình độ cao tại các công ty, xí nghiệp công nghiệp, nhà máy thuộc lĩnh vực điện, điện tử tại Nhật Bản.

3.        Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

3.1.      Tổng quan

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, đất nước ta đang bước vào giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, bất cứ ngành nghề kỹ thuật nào cũng liên quan đến lĩnh vực điện, điện tử. Phải khẳng định rằng, lĩnh vực điện, điện tử có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất của tất cả các ngành kinh tế. Đây là cơ sở để khẳng định ngành điện, điện tử không những cần lao động mà còn cần rất nhiều lao động có trình độ kỹ thuật cao có thể đáp ứng được quy mô và tốc độ gia tăng này. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, ngành này luôn có thu nhập cao và không bao giờ sợ thất nghiệp trong hiện tại và cả tương lai.

3.2.      Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuât điện, điện tử thiết kế nhằm đào tạo các cử nhân cao đẳng có đủ kiến thức và năng lực phục vụ cho nhu cầu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, đời sống về lĩnh vực điện, điện tử. Sau thời gian đào tạo 2,5 năm sinh viên có thể đạt được các kỹ năng:

-      Thí nghiệm, phân tích, đánh giá các loại mạch điện, điện tử trong công nghiệp và dân dụng.

-      Lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các loại thiết bị điện, khí cụ điện, mạch điện, điện tử trong công nghiệp và dân dụng.

-      Vận hành và bảo trì các hệ thống phân phối điện năng mạng hạ áp, hệ thống chống sét và nối đất, hệ thống bảo vệ an ninh, an toàn điện;

-      Vận hành và bảo trì hệ thống điều khiển tự động công nghiệp vừa và nhỏ, các hệ thống dịch vụ và công cộng, hệ thống PLC, vi xử lý;

-      Làm việc độc lập và hợp tác nhóm.

3.3.      Chuẩn đầu ra (kỹ năng đạt được sau khi tốt nghiệp)

-      Đạt được kiến thức liên quan lĩnh vực điện, điện tử;

-      Đạt được kỹ năng nghề liên quan lĩnh vực điện, điện tử;

-      Có tác phong công nghiệp, thực hiện 5S, an toàn và vệ sinh lao động;

3.4.      Vị trí việc làm

Sau khi tốt nghiệp ngành sinh viên có khả năng đảm nhận ứng với các vị trí:

-      Kỹ thuật viên cao đẳng có trình độ cao tại các công ty, xí nghiệp công nghiệp, nhà máy thuộc lĩnh vực điện, điện tử.

-      Kỹ thuật viên cao đẳng có trình độ cao tại các công ty, xí nghiệp công nghiệp, nhà máy thuộc lĩnh vực điện, điện tử tại các doanh nghiệp nước ngoài.

-      Tham gia thị trường lao động các nước trong khu vực và quốc tế.

4.        Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

4.1.      Tổng quan

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, đất nước ta đang bước vào giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, cũng như cách mạng công nghiệp 4.0 thì bất cứ ngành nghề kỹ thuật nào cũng cần đến tự động hóa. Phải khẳng định rằng, hệ thống điều khiển và tự động hóa có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất của tất cả các ngành kinh tế. Đây là ngành luôn có thu nhập cao và cơ hội việc làm lớn.

4.2.      Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa được thiết kế nhằm đào tạo các cử nhân cao đẳng có đủ kiến thức và năng lực phục vụ cho nhu cầu  ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, đời sống về lĩnh vực điều khiển và tự động hóa. Sau thời gian đào tạo 3 năm sinh viên có thể đạt được các kỹ năng:

-      Lắp ráp, lập trình, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị tự động và các hệ thống điều khiển, sản xuất tự động ở các nhà máy;

-      Vận hành và bảo trì hệ thống tự động hóa quá trình sản xuất, hệ thống tự động hóa các máy công cụ, hệ thống PLC, vi xử lý, SCADA, robot;

-      Vận hành, sửa chữa những hư hỏng thông thường của các thiết bị điện, máy điện công suất nhỏ;

-      Điều hành và quản lý hệ thống điện công nghiệp;

-      Làm việc độc lập và hợp tác nhóm.

4.3.      Chuẩn đầu ra (kỹ năng đạt được sau khi tốt nghiệp)

-      Đạt được kiến thức liên quan lĩnh vực điều khiển và tự động hóa.

-      Đạt được kỹ năng nghề liên quan lĩnh vực điều khiển và tự động hóa.

-      Có tác phong công nghiệp, thực hiện 5S, an toàn và vệ sinh lao động.

4.4.      Vị trí việc làm

Sau khi tốt nghiệp ngành sinh viên có khả năng nhận công tác và làm việc ứng với các vị trí:

-      Kỹ thuật viên trình độ cao đẳng tại các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp sản xuất theo dây chuyền tự động hóa; các cơ sở sản xuất, kinh doanh điện, thiết bị điện.

-      Triển khai các ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới của lĩnh vực công nghệ tự động

5.        Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp (Ngành trọng điểm khu vực ASEAN)

5.1.      Tổng quan

Trong đời sống xã hội hiện đại, nguồn năng lượng điện vẫn chiếm một vai trò hết sức quan trọng và cần thiết đối với đời sống con người. Nghề Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp giữ vai trò ổn định và phát triển hệ thống truyền tải điện phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, dân sinh. Các kỹ sư Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp thực hiện các công việc trên thiết bị điện dân dụng và công nghiệp đạt yêu cầu về tiêu chuẩn và an toàn như: Lắp đặt và đấu nối các hệ thống truyền dẫn tín hiệu công nghiệp; lắp đặt, đấu nối, lập trình và vận hành thiết bị lập trình LPC; lắp đặt, đấu nối, lập trình và vận hành thiết bị lập trình vi điều khiển; lắp đặt và kiểm tra các thiết bị điều hòa không khí; lắp đặt và kiểm tra thiết bị điều khiển điện – khí nén; vận hành và bảo dưỡng thiết bị điện công nghiệp.

Để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế là một trong số ít những cơ sở đào tạo được Bộ LĐTB&XH lựa chọn triển khai mô hình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế ngành trọng điểm Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp theo chuẩn khu vực ASEAN. Trong thời gian qua, trường đã nỗ lực tiếp cận và tham gia vào các khóa đào tạo giảng viên, nâng cấp, đổi mới trang thiết bị, đổi mới phương pháp giảng dạy theo tiêu chuẩn tiên tiến để đáp ứng tiêu chuẩn của khu vực ASEAN.

5.2.      Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp được thiết kế nhằm đào tạo các cử nhân cao đẳng có đủ kiến thức và năng lực phục vụ cho nhu cầu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, đời sống về lĩnh vực Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp. Sau thời gian đào tạo sinh viên có thể đạt được các kỹ năng:

-      Lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các loại thiết bị điện, khí cụ điện, mạng điện công nghiệp tại các nhà máy, xí nghiệp.

-      Vận hành và bảo trì các hệ thống phân phối điện năng mạng hạ áp, hệ thống chống sét và nối đất, hệ thống bảo vệ an ninh, an toàn điện;

-      Vận hành và bảo trì hệ thống điều khiển tự động công nghiệp, các hệ thống dịch vụ và công cộng, hệ thống PLC, vi xử lý;

-      Làm việc độc lập và hợp tác nhóm.

5.3.      Chuẩn đầu ra (kỹ năng đạt được sau khi tốt nghiệp)

-      Đạt được kiến thức liên quan lĩnh vực điện, điện tử theo chuẩn của khu vực ASEAN;

-      Đạt được kỹ năng nghề liên quan lĩnh vực điện, điện tử theo chuẩn của khu vực ASEAN;

-      Có tác phong công nghiệp, thực hiện 5S, an toàn và vệ sinh lao động;

-      Chuẩn đầu ra được Việt Nam và ASEAN công nhận.

5.4.      Vị trí việc làm

-      Kỹ thuật viên cao đẳng có trình độ cao tại các công ty, xí nghiệp công nghiệp, nhà máy thuộc lĩnh vực Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp tại Việt Nam.

-      Kỹ thuật viên cao đẳng có trình độ cao tại các công ty, xí nghiệp công nghiệp, nhà máy thuộc lĩnh vực điện công nghiệp của Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp tại Việt Nam.

-      Kỹ thuật viên cao đẳng có trình độ cao tại các công ty, xí nghiệp công nghiệp, nhà máy thuộc lĩnh vực điện công nghiệp tại khu vực ASEAN.

6.        Điện công nghiệp và dân dụng (Trung cấp)

6.1.      Tổng quan

Nghề Điện Công nghiệp và dân dụng giữ vai trò ổn định trong sự phát triển hệ thống cung cấp điện và tiêu thụ điện năng đối với hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, dân sinh. Các kỹ thuật viên Điện công nghiệp và dân dụng thực hiện các công việc trên thiết bị điện dân dụng và công nghiệp đạt yêu cầu về tiêu chuẩn và an toàn như: Lắp đặt và đấu nối các hệ thống truyền dẫn tín hiệu công nghiệp và dân dụng; lắp đặt, đấu nối, lập trình và vận hành thiết bị lập trình LPC; lắp đặt, đấu nối, lập trình và vận hành thiết bị lập trình vi điều khiển; lắp đặt và kiểm tra các thiết bị điều hòa không khí; lắp đặt và kiểm tra thiết bị điều khiển điện – khí nén; vận hành và bảo dưỡng thiết bị điện công nghiệp và dân dụng.

6.2.      Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp và dân dụng được thiết kế nhằm đào tạo các kỹ thuật viên có đủ kiến thức và năng lực phục vụ cho nhu cầu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, đời sống về lĩnh vực Điện công nghiệp và dân dụng. Sau thời gian đào tạo 2 năm, học viên có thể đạt được các kỹ năng:

-      Lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các loại thiết bị điện, khí cụ điện, mạch điện công nghiệp tại các nhà máy, xí nghiệp.

-      Lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các loại thiết bị điện, dụng cụ điện trong đời sống sinh hoạt.

-      Vận hành và bảo trì các hệ thống phân phối điện năng mạng hạ áp, hệ thống chống sét và nối đất, hệ thống bảo vệ an ninh, an toàn điện;

-      Vận hành và bảo trì hệ thống điều khiển tự động công nghiệp, điện dân dụng;

-      Làm việc độc lập và hợp tác nhóm.

6.3.      Chuẩn đầu ra (kỹ năng đạt được sau khi tốt nghiệp)

-      Đạt được kiến thức liên quan lĩnh vực điện công nghiệp và dân dụng.

-      Đạt được kỹ năng nghề liên quan lĩnh vực điện công nghiệp và dân dụng.

-      Có tác phong công nghiệp, thực hiện 5S, an toàn và vệ sinh lao động.

6.4.      Vị trí việc làm

-      Kỹ thuật viên trung cấp làm việc tại các công ty, xí nghiệp công nghiệp, nhà máy thuộc lĩnh vực điện công nghiệp.

-      Kỹ thuật viên trung cấp làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực điện dân dụng.

Xem thêm

Khoa Điện - Điện tử là khoa có bề dày lịch sử gắn với quá trình hình thành và phát triển của trường CĐCN Huế. Trong quá trình phát triển của mình, Khoa Điện - Điện tử đã đào tạo ra số lượng lớn nhân lực có trình độ Trung cấp và Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, miền Trung, cả nước và một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ lĩnh vực điện là rất lớn, do đó Khoa Điện - Điện tử vẫn không ngừng phát triển cả về quy mô và chất lượng đào tạo nhằm đáp yêu cầu trong giai đoạn mới.

XEM THÔNG TIN CHI TIẾT>>>