Chi tiết

Kết quả bước đầu trong công tác phối hợp với doanh nghiệp đào tạo về ngành may

Trong những năm qua, Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế đã có nhiều nỗ lực và dành sự quan tâm lớn cho việc đổi mới chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo một cách toàn diện; tăng cường cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu và đào tạo; đẩy mạnh việc liên kết với các doanh nghiệp trong đào tạo và tuyển dụng.

Trong những năm qua, Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế đã có nhiều nỗ lực và dành sự quan tâm lớn cho việc đổi mới chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo một cách toàn diện; tăng cường cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu và đào tạo; đẩy mạnh việc liên kết với các doanh nghiệp trong đào tạo và tuyển dụng. Nhà trường đã cử nhiều đoàn cán bộ, giảng viên, sinh viên đến tham quan, thực tập, kiến tập tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước như những chương trình hợp tác giữa nhà trường với Yamaha Việt Nam, Tổng công ty lắp máy Việt Nam (Lilama), công ty công nghệ cao Sao Nam, công ty ô tô Trường Hải (Thaco), Draytek Việt Nam…, trong đó chương trình hợp tác giữa Nhà trường với công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam, chi nhánh Huế (HbI) trong việc phối hợp đào tạo về ngành may là một điển hình về hiệu quả của việc hợp tác giữa Nhà trường và Doanh nghiệp.

          Trong chương trình hợp tác, Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế đã thành lập Trung tâm Đào tạo HbI-HueIC tại Trường. Với cơ sở vật chất, thiết bị được công ty và Nhà trường phối hợp bao gồm: 1 phòng học lý thuyết và thực hành với diện tích 90m2, các loại máy may theo tiêu chuẩn như máy may NT67, UH9000, KLD, FT7000, CT9085. Chương trình đào tạo được thiết kế dựa trên nhu cầu thực tiễn và các tình huống thực tế xảy ra trong doanh nghiệp sản xuất. Qua quá trình triển khai, Trung tâm đã tham gia đào tạo được 6 lớp chuyền trưởng, 3 lớp thợ máy cơ bản, 4 lớp thợ máy bậc ba, 2 lớp kỹ thuật viên PAD với 145 nhân viên của công ty, ngoài ra Trung tâm đã tổ chức đào tạo cho 4 lớp kỹ thuật sửa chữa máy may công nghiệp cho 63 đối tượng là học viên, sinh viên của nhà trường. Với những tín hiệu tích cực, khả quan từ giai đoạn 1 của chương trình phối hợp, tháng 8 năm 2016, hai bên tiếp tục phối hợp thành lập xưởng đào tạo may công nghiệp với quy mô 20 máy và thực hiện tổ chức đào tạo, cung ứng nhân lực cho công ty.

Trên cơ sở những hiệu quả mang lại của chương trình hợp tác, đây là tiền đề để Nhà trường đẩy mạnh đào tạo chính quy các ngành nghề liên quan đến dệt, may, đáp ứng được nhu cầu về nhân lực cho các doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh Miền Trung và cả nước; Tăng cường chiến lược đào tạo gắn với doanh nghiệp, từ đó góp phần chất lượng đào tạo của Nhà trường ngày một phát triển, tỷ lệ học sinh, sinh viên ra Trường có việc làm ngày càng được nâng cao./.


Ngày gửi: 2/12/2016
Số người đã xem: 592
Trở lại