Chi tiết

Đại học Huế tổ chức bảo vệ luận án Tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Lê Đại Vương - giảng viên khoa Công nghệ Hóa - Môi trường Trường CĐ Công nghiệp Huế

Theo thông báo từ Đại học Huế, vào lúc 08 giờ 00 ngày 08 tháng 01 năm 2015, tại Hội trường Đại học Huế, số 03 Lê Lợi, TP. Huế, Đại học Huế tổ chức ảo vệ luận án Tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Lê Đại Vương - giảng viên khoa Công nghệ Hóa - Môi trường Trường CĐ Công nghiệp Huế với đề tài: ``Nghiên cứu chế tạo và các tính chất vật lý của hệ gốm đa thành phần trên cơ sở PZT và các vật liệu sắt điện chuyển pha nhòe.”

- Tên đề tài: Nghiên cứu chế tạo và các tính chất vật lý của hệ gốm đa thành phần trên cơ sở PZT và các vật liệu sắt điện chuyển pha nhòe.

- Chuyên ngành: Vật lý chất rắn

- Mã số: 62 44 01 04

- Thời gian: 08 giờ 00 ngày 08 tháng 01 năm 2015

- Địa điểm: Hội trường Đại học Huế, số 03 Lê Lợi, TP. Huế

* Những đóng góp mới của luận án:

  • Bằng công nghệ gốm truyền thống kết hợp với phương pháp BO, chúng tôi đã xây dựng đ­ược quy trình với các chế độ công nghệ ổn định để chế tạo mẫu và đã chế tạo thành công 4 hệ vật liệu gốm đa thành phần trên cơ sở PZT và các vật liệu sắt điện chuyển pha nhòe có cấu trúc perovskite, thành phần mẫu có tính hệ thốngvàcó độ lặp lại khá cao.
  • Kết quả nghiên cứu và phân tích số liệu cho thấy các tính chất điện môi, áp điện và sắt điện của hệ gốm PZT – PZN – PMnN đạt giá trị tối ưu khi nồng độ PZT là 0,8 mol và tỷ số Zr/Ti là 48/52. Tại đó hệ số áp điện d31 = 140 pC/N; hệ số liên kết điện cơ kp = 0,62; kt = 0,51, hệ số phẩm chất cơ Qm = 1112, tổn hao điện môi tand = 0,005 và độ phân cực dư Pr = 34,5 mC/cm2.
  • Việc pha thêm Fe2O3 vào hệ gốm PZT – PZN – PMnN đã cải thiện đáng kể các tính chất điện môi, áp điện và sắt điện của hệ gốm PZT – PZN – PMnN. Chúng tôi đã xác định được nồng độ Fe2O3 tối ưu là 0,25 % kl. Tại nồng độ này gốm có tính chất điện môi, sắt điện và áp điện tốt nhất: e= 1400; emax = 24920; tand = 0,003; d31 = 155 pC/N; kp = 0,64; kt = 0,51; Pr = 37 µC/cm2và Qm = 1450.
  • Với mục đích làm giảm nhiệt độ thiêu kết, chúng tôi đã thành công trong việc pha CuO vào hệ vật liệu PZT – PZN – PMnN và đã giảm đáng kể nhiệt độ thiêu kết của vật liệu. Với nồng độ 0,125 % kl CuO, nhiệt độ thiêu kết của gốm đã giảm từ 1150 oC xuống còn 850 oC. Như vậy nhiệt độ thiêu kết của gốm đã giảm 300 oC so với mẫu không có CuO. Các thông số đặc trưng cho tính chất điện môi, áp điện của vật liệu đạt giá trị tốt nhất ứng với mẫu có nồng độ CuO là 0,125 % kl, thiêu kết tại nhiệt độ 850 oC: mật độ gốm là 7,91 g/cm3, hằng số điện môi e = 1179, tổn hao điện môi tand = 0,006, hệ số liên kết điện cơ kp= 0,55.
  • Đã chế tạo thành công máy rửa siêu âm có tần số làm việc khoảng 40,26 kHz dựa trên các biến tử gốm PZT – PZN – PMnN pha tạp CuO.

             Trân trọng thông báo và kính mời các quý vị quan tâm đến dự.


Ngày gửi: 31/12/2014
Số người đã xem: 653
Trở lại